Những thuật ngữ đá gà chọi thông dụng dành cho sư kê

Các anh em yêu thích và đang tìm hiểu về gà chọi cần biết một số thuật ngữ đá gà chọi thông dụng. Những kiến thức này sẽ giúp cho quá trình nuôi chiến kê của tay chơi gà được suôn sẻ hơn và có nhiều niềm vui trong cuộc sống hơn. Cùng Alo789 liệt kê một số thuật ngữ hay dùng trong nuôi gà chọi.

Thuật ngữ đá gà chọi một nước đòn

Một trận đá gà sẽ thường có 3 hiệp. Mỗi hiệp sẽ được tính bằng một nước hay một nước đòn . Thông thương thời gian một hiệp sẽ có các cách đo khác nhau. Dưới đây sẽ có 2 cách tính được dùng thường xuyên của các sới gà từ xưa.

Cách 1: Với cách này thì người ta sử dụng một vỏ lon có đục một lỗ nhỏ ở dưới. Sau đó đặt non nước này vào một cái chậu. Khi nước chảy vào đầy lon làm non chìm xuống khỏi mặt nước thì thời gian cho trận đấu kết thúc.

Cách 2: Các này sẽ ngược lại với cách trên là sẽ cho lon nước có đục một lỗ nhỏ ở dưới đáy vào chậu. Khi nào nước trong lon chảy hết là kết thúc một trận đá gà.

Hiện nay thì  người ta không tính thời gian một hiệp như thế nữa mà sẽ quy định một hiệp đá gà, chọi gà là 10 phút. Cũng có thể tùy thuộc vào các sư kê và từng vùng để đưa ra được thời gian cho phù hợp.

Đá gà chọi một nước đòn
Đá gà chọi một nước đòn

Thuật ngữ đá gà chọi vào nước cho gà

Mỗi khi bắt đầu một trận đá gà, chọi gà các sư kê đem gà đi đá việc cần thiết và rất quan trọng  là việc vào nước cho gà chọi. Tuỳ thuộc vào các sới đá gà sẽ có những quy định riêng.

Có những nơi sẽ cho các sư kê tiếp xúc với gà chọi để vào nước cho gà chọi .Ở nhiều nơi, trong khi trận đấu gà đang diễn ra sẽ không cho sư kê tiếp xúc với gà. Sau mỗi hiệp đá gà ,chọi gà để cho các chiến kê hồi sức để tiếp tục hiệp đấu tiếp theo thì các sư kê sẽ dùng biện pháp vào nước cho chiến kê của mình.

Để giúp cho gà chọi được tỉnh táo và bớt mệt hơn. Các sư kê phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt để làm việc vào nước một cách nhanh chóng khi cần thiết  cho gà chọi.

Việc vào nước cho gà chọi gồm các bước như sau:

  • Khi kết thúc một hiệp đá gà , chọi gà các chiến kê sẽ rất mệt , gục đầu xuống có máu bầm. Sư kê cần phải ngậm hút hết máu bầm ở đầu của gà chọi ra. Rồi hà hơi ra giữ ấm cho gà chọi
  • Khi thấy gà chọi run, da tái vì lạnh thì các sư kê cần làm ấm cho gà bằng cách dùng miệng để ngậm lấy phần da vùng cổ của gà. Nếu phần da gà xuất hiện những vết máu bầm thì cần hút và hà hơi để làm ấm cho gà, cách làm này còn giúp máu huyết được lưu thông.
  • Trong cuộc chiến của các chiến kê nếu gà chọi bị đối thủ đâm lủng diều các sư kê hãy dùng kim chỉ may vết thương tạm thời vào để gà chọi tiếp tục hiệp đấu. Khi gà chọi vẫn có thể tiếp tục tham gia trận đấu và tránh làm tổn thương, kéo rách màng diều gà bị đau sẽ không tiếp tục đá nữa.
  • Trong khi tham gia thi đấu mà chiến kê bị thương trường hợp bị đâm rách da, rách mắt thì các sư kê cần xử lý vết thương bằng việc dùng kim khâu tạm thời vết thương để trong quá trình tiếp tục trận đấu, vết thương sẽ không bị rách rộng thêm.
  • Trong trường hợp khi các chiến kê chiến đấu bị gãy lông cánh hoặc lông đuôi. Các sư kê có thể kết lại lông đuôi cho gà của mình.
Vào nước cho gà chọi
Vào nước cho gà chọi

Ngoài ra còn một số thuật ngữ đá gà chọi thông dụng dành riêng cho sư kê

Khi tham gia các trận đá gà lớn, các trọng tài sẽ dùng những thuật ngữ đá gà chọi để điều khiển trận đấu mà nếu không tìm hiểu ý nghĩa của nó thì người xem sẽ không thể hiểu được trọng tài phán xét thế nào. Thì nội dung dưới đây sẽ chỉ ra ý nghĩa của những thuật ngữ đá gà chọi thông dụng đó là:

Thuật ngữ đá gà chọi
Thuật ngữ đá gà chọi

Xổ gà

Đây là thuật ngữ đá gà chọi với ý nghĩa của sự huấn luyện cho gà. Sư kê sẽ dùng cách này để nhận biết lối đá và những đòn đá mà những chiến kê này phản xạ. Sư kê thường xổ gà bằng 2 cách đó là dùng gà phu hoặc xổ bằng tay. Xổ gà giúp những chiến kê có thể tập bay, tập nhảy và tập đá.

Xổ gà chọi với gà phu

Đây là thuật ngữ đá gà chọi khi các sư kê huấn luyện gà bằng cách thả gà chọi và gà phu để chúng đá với nhau. Với cách huấn luyện này thì sư kê cần đứng quan sát và theo dõi, không được để 2 chiến kê khi quá sung gây sát thương cho nhau.

Xổ gà chọi với gà phu
Xổ gà chọi với gà phu

Xổ tay hay xổ gà bằng tay

Để không tổn thương đến chiến kê của mình các sư kê thường sẽ dùng cách xổ tay hay xổ gà bằng tay. Các sư kê có thể dùng gà chọi thật ôm trên tay để xổ gà hoặc dùng gà giả để xổ. Với cách này sẽ giúp sư kê luyện cho chiến kê những đòn bay đá và đòn đá trúng mục tiêu.

>>> Xem thêm: Gà chọi thuần chủng: Những đặc điểm nhận biết là gì?

Xổ kéo

Thuật ngữ đá gà chọi xổ kéo được dùng khi chiến kê ra sân thi đấu nhằm kiểm tra xem chiến kê của mình thường sử dụng cách đá nạp hay đá né để để dùng phương pháp sổ kéo. Khi ra sân đấu để kiểm tra chiến kê của mình hợp với cách đá nạp hay đá né các sư kê dùng phương pháp xổ kéo.

Các chiến kê sẽ được thả xuống sàn để cắn nhau vào cổ và đầu qua lại. Khi đó các sư kê sẽ nắm lấy phần đuôi gà để kiểm tra lực kéo của cơ đùi khi cho gà cào móng xuống đất. Đồng thời cũng là kiểm tra lực đá gà chọi khi gà cố xông vào đá. Qua đó các sư kê có thể biết được lực của cánh gà có khoẻ hay không.

Dùng gà nhử để gà chọi sung lên và tập trung vào đối thủ. Rồi mới thả gà ra khi có hiệu lệnh bắt đầu trận chọi gà.

Nhử kéo

Thuật ngữ đá gà chọi này để chỉ hành động của các sư kê giữ lấy phần đuôi và kéo lại không cho gà vào đá khi trận đấu kết thúc. Trong trường hợp chú chiến kê đó vẫn còn sung và nhìn thấy gà đối thủ muốn lao vào đánh tiếp.

Thuật ngữ đá gà chọi nhử kéo
Thuật ngữ đá gà chọi nhử kéo

Trên đây là nội dung tìm hiểu ý nghĩa các thuật ngữ đá gà chọi thông dụng dành cho các sư kê. Hy vọng rằng qua nội dung này, khi huấn luyện gà cũng như khi ra ngoài sân thi đấu, sư kê sẽ không phải bỡ ngỡ khi nghe các lệnh bằng thuật ngữ chuyên dụng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *