Những bệnh thường gặp ở gà chọi: Nguyên nhân & cách điều trị

Hiện nay có rất nhiều người có đam mê nuôi gà chọi. Việc nuôi gà chọi không hề đơn giản, vì bạn cần tìm hiểu về những bệnh thường gặp ở gà chọi. Dưới đây là những thông tin cần thiết mà Alo789 tổng hợp giúp anh em xử lý những bệnh thường gặp và cách phòng, điều trị bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng

Dấu hiệu gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng
Dấu hiệu gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng

Một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi có thể kể đến là bệnh tụ huyết trùng. Người nuôi gà cần lưu ý những thông tin sau:

Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng

Gà xuất hiện thở khò khè, mặt và đầu gà bị sưng đỏ. Bệnh này dễ lây nhiễm, nếu một con gà có dấu hiệu này thì cần cách ly ngay.

Cách phòng bệnh

Để tránh gà chọi bị bệnh tụ huyết trùng chúng ta cần vệ sinh chuồng gà sạch sẽ,  tiêm kháng sinh định kỳ, tiêm vacxin phòng bệnh và cho gà uống các Vitamin tổng hợp giúp gà tăng sức đề kháng chống chọi lại các bệnh.

Bạn cũng có thể cho gà uống kháng sinh để phòng những bệnh thường gặp ở gà chọi và giúp gà tăng trưởng phát triển tốt. Các loại kháng sinh thường dùng cho gà như Streptomycin với hàm lượng 120-150mg/kg, Tetracyclin 250mg dùng với hàm lượng 40mg/kg, hoặc thuốc Penicillin hàm lượng 150mg/kg.

Cách điều trị

Khi gà chọi bị nhiễm tụ huyết trùng bạn cho gà uống Tetracyclin 250g hoặc Furazolidone 300g/ tấn thức ăn cho gà. Bạn có thể trộn  thuốc vào thức ăn cho gà và cho gà ăn liên tiếp trong quá trình điều trị từ 5 đến 7 ngày.

Bệnh ấu trùng ở gà chọi

Bệnh ấu trùng cũng là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi. Bệnh này khá nặng có tỉ lệ chết rất cao. Dưới đây là một số thông tin cần biết.

Dấu hiệu khi gà chọi nhiễm bệnh ấu trùng

Khi gà bị nhiễm bệnh ấu trùng sẽ có biểu hiện cánh bị xệ, đi lại chệnh choạng, đi không vững, bỏ ăn bất thường, tự nhiên bỏ ăn, đi ngoài phân có máu. Khi gà mắc bệnh này nếu không được chữa trị  ngay sẽ chết từ khi bị nhiễm bệnh từ 3 đến 7 ngày.

Cách điều trị

Khi gà nhiễm bệnh ấu trùng bạn mua thuốc Rigecolin và Furazolidone hàm lượng 40g/ tạ thức ăn. Các bạn trộn thuốc với thức ăn đút cho gà ăn đến khi khỏi bệnh thì dừng thuốc.

Bệnh bạch lỵ thương hàn

Đây là một bệnh phổ biến trong danh sách những bệnh thường gặp ở gà chọi hay mắc phải. Bệnh bạch lỵ thương hàn hay còn có tên gọi khác là bệnh ỉa cứt trắng ở gà.

Khi gà mắc bệnh lỵ thương hàn bụng gà chướng lên và phình to khi đó việc đi lại của gà vô cùng khó khăn. Bạn để ý sẽ thấy lông gà dựng lên, gà ủ rũ, phân gà loãng có màu trắng. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh nên khi gà có dấu hiệu mắc bệnh cần phải cách ly ngay.

Điều trị bệnh này vô cùng đơn giản, có 3 loại thuốc để điều trị bệnh này. Bạn có thể chọn 1 trong 3 loại thuốc sau để điều trị cho gà.

  • Thuốc Chloramphenicol 50mg/kg cho gà uống từ 6 đến 9 ngày.
  • Thuốc Tetracyclin hàm lượng 150-200mg/kg điều trị từ 6 đến 9 ngày.
  • Thuốc Furazolidone hàm lượng 150-350mg/kg cho gà uống từ 6 đến 9 ngày.

Bệnh gà chọi bị khô chân

Hình ảnh gà chọi bị khô chân
Hình ảnh gà chọi bị khô chân

Ngoài những bệnh thường gặp ở gà chọi kể trên thì bệnh gà chọi bị khô chân cũng khá phổ biến. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết gà chọi bị khô chân và cách điều trị bệnh đó.

Khi gà mắc bệnh khô chân gà sẽ bỏ ăn, sút cân, mất nước, chân có dấu hiệu teo đi, nhỏ dần.

Cách chữa trị bệnh khô chân cho gà vô cùng đơn giản. Chúng ta cần vệ sinh chuồng gà sạch sẽ để cho mầm bệnh không phát triển. Dùng thuốc kháng sinh Enroseptyl-A để tăng cường đề kháng sức khỏe cho gà, cho gà uống 3 ngày.

Cho gà uống thuốc Dizavit – Plus hàm lượng 2g/lít nước cho gà uống trong vòng 6 ngày.

Bệnh giun sán ở gà chọi

Gà bị nhiễm sán ở mắt
Gà bị nhiễm sán ở mắt

Đây là một loại bệnh xuất hiện ở tất cả các loại gà nhưng không nguy hiểm đến tính mạng của gà. Khi gà mắc bệnh giun sán gà sẽ chậm lớn, ăn nhiều mà không thấy lớn, đi ỉa phân loãng có màu trắng lẫn máu.

Cách điều trị những bệnh thường gặp ở gà chọi có giun sán vô cùng đơn giản và hiệu quả. Nếu thấy chú gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly ngay với đàn để tránh lây nhiễm sang các con khác.

Cho gà uống thuốc mebendazol hàm lượng 0,5g/kg hoặc Nova-Levasol hàm lượng 1g/kg. Bạn có thể pha nước cho gà uống hoặc trộn với thức ăn.

Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản này rất phổ biến ở gà chọi. Những bệnh thường gặp ở gà chọi do virus Coronaviridae gây ra thường có dấu hiệu thở khò khè, hắt hơi, gà ủ rũ, bỏ ăn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Cách phòng bệnh này rất đơn giản. Bạn sử dụng vacxin Biral H120 để phòng bệnh. Vệ sinh khử khuẩn chuồng trại bằng chế phẩm Antivirus- FMB.

Phòng bệnh viêm phế quản cho gà chọi
Phòng bệnh viêm phế quản cho gà chọi

Ở trên là thông tin những bệnh thường gặp ở gà chọi sẽ giúp các bạn hiểu biết rõ về các bệnh của gà chọi. Từ đó sẽ giúp các bạn có cách nuôi gà an toàn nhất để tránh thiệt hại về tài sản. Chúc các bạn nuôi gà mạnh khỏe, hiệu quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *